Hiển thị các bài đăng có nhãn trang-suc-kim-cuong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trang-suc-kim-cuong. Hiển thị tất cả bài đăng

Chiêm ngưỡng những mẫu nhẫn cưới kim cương đẹp nhất thế giới

Nhẫn cưới là tín vật có ý nghĩa quan trọng trong ngày cưới của các cặp đôi. Chỉ cần nhìn vào nhẫn cưới các cặp đôi như được tiếp thêm động lực để vượt qua mọi khăn trong cuộc sống. Dưới đây là những mẫu nhẫn cưới kim cương đẹp nhất thế giới, cùng chiêm ngưỡng nhé!

Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới

Từ xưa đến nay, dù ở phương Đông hay phương Tây, chiếc nhẫn cưới luôn có mặt hầu hết trong các hôn lễ. Nó là tín vật minh chứng cho tình yêu đơm hoa kết trái của đôi lứa.

Chiếc nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út với ngụ ý người đó đã lập gia đình. Chiếc nhẫn cưới trên tay giúp cả hai luôn thấy trách nhiệm đối với nửa kia dù vui buồn, khó khăn hay hạnh phúc… thì họ sẽ cùng nhau vượt qua. 

Những mẫu nhẫn cưới kim cương đẹp nhất thế giới

Nhẫn cưới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mà bất cứ cặp đôi nào cũng muốn sở hữu cho mình những mẫu nhẫn cưới đẹp mắt. Dưới đây là những mẫu nhẫn cưới kim cương đẹp nhất thế giới.

Nhẫn cưới của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và hoàng tử Philip

Hoàng tử Philip đã dành tặng cho cô dâu của mình một chiếc nhẫn cưới kim cương 3 carat giác cắt tròn cùng 10 viên kim cương nhỏ đính hai bên.

Điều khiến chiếc nhẫn cưới này trở nên đặc biệt là câu chuyện lịch sử đằng sau nó. Để tạo ra chiếc nhẫn quý giá này, hoàng tử đã cầu cứu mẹ mình là công chúa Alice xứ Battenburg. Bà đã tặng chiếc vương miện do Sa hoàng Nga truyền lại để giúp con mình tạo ra một bảo vật có giá trị to lớn. Dưới sự giúp đỡ của nhà kim hoàn Philip Antrobus, chiếc nhẫn cưới vô giá này được hoàn thành. Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã đeo nó thường xuyên cùng với nhẫn vàng xứ Wales của bà.


Nhẫn cưới Hoàng tử William và Kate Middleton

Chiếc nhẫn cưới kim cương đẹp và vô giá thứ hai phải kể đến chiếc Blue Sapphire do hoàng tử William tặng cho nàng Kate Middleton. Chiếc nhẫn cưới này được đính viên Sapphire ở giữa và 16 viên kim cương lấp lánh dát xung quanh, tạo nên vẻ đẹp vô cùng nổi bật. 

Chiếc nhẫn cưới này được truyền lại từ công nương Diana vì thế nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với hoàng tử William và hoàng gia Anh. 

Nhẫn cưới Victoria Beckham và David Beckham

Victoria và David Beckham là cặp đôi huyền thoại tình yêu nổi tiếng. Chiếc nhẫn cưới 3 carat tuyệt đẹp với giác cắt kim cương Marquise vẫn luôn trên tay Victoria suốt 20 năm qua. Chiếc nhẫn cưới này được thiết kế độc quyền từ Asprey & Garrard đã giúp cặp đôi kết nối bền lâu dù họ sống giữa giới nghệ sĩ đầy sóng gió.

Nhẫn cưới Beyonce và Jay Z

Không thua kém các cặp đôi khác, chiếc nhẫn cưới kim cương của Jay Z và Beyonce nặng đến 18 carat. Tại ngày trọng đại của đời mình, chàng rapper đã trao cho Beyonce chiếc nhẫn cưới đắt giá này. Giá trị của nó ước tính lên đến 5 triệu USD.

Nhẫn cưới Angelina Jolie và Brad Pitt

Angelina Jolie và Brad Pitt là cặp đôi đáng ngưỡng mộ của thế giới, đó là điều không thể phủ nhận. Brad Pitt cùng với nhà trang sức Beverly Hills, Robert Procop đã mất một năm để thiết kế nhẫn cưới cho nàng. Điểm nhấn cho chiếc nhẫn chính là viên kim cương 7 carat cắt kiểu chữ nhật xếp tầng cùng với những viên nhỏ hơn. Mặc dù hôn nhân đã tan vỡ, nhưng Angelina Jolie có thể hãnh diện vì chiếc nhẫn cưới kim cương trị giá 500.000 USD tượng trưng cho  tấm lòng của Brad Pitt.

Trên đây là những mẫu nhẫn cưới kim cương đẹp nhất thế giới. Nếu bạn muốn sở hữu cho mình cặp nhẫn cưới đẹp và sang trọng thì liên hệ ngay Jemmia nhé.

 Bạn hãy xem thêm:

Những lưu ý trong cách chọn kim cương

Diamonds are forever - Mang ý nghĩa cho sự vĩnh cửu của kim cương. Bởi những đặc điểm, tính chất mà chỉ mỗi kim cương sở hữu làm cho nó trở nên ngày càng đặc biệt. Đã bao giờ bạn thắc mắc, cố gắng tìm hiểu về cách chọn kim cương như thế nào? Hay làm sao biết được cách chọn một viên kim cương như mình mong muốn?
Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về những cách chọn kim cương. Để có thể nắm trong tay những lưu ý trong việc chọn lựa một viên kim cương phù hợp. 
Để có thể có những cách lựa chọn kim cương, trước tiên bạn cần hiểu và nắm rõ về kim cương. 

Tìm hiểu về kim cương

Kim cương là gì

Kim cương là một loại đá quý được tạo ra bởi những liên kết bền vững của cacbon và được hình thành sâu trong lòng đất, nơi có nhiệt độ cao và áp suất cao. Khoảng 150km. 


Bởi vì được hình thành trong điều kiện như vậy mà kim cương sở hữu những tính chất vô cùng đặc biệt. Đó là Độ cứng cao, cách nhiệt cao và độ khúc xạ cao. 

Hệ thống đánh giá chất lượng 4C

Đây là một hệ thống dùng để đánh giá chất lượng của một viên kim cương. Gồm 4 yếu tố
Carat: đơn vị dùng để trọng lượng của kim cương. Ngoài ra còn sử dụng thêm đơn vị Ly. 
Color: đánh giá về mặt màu sắc của kim cương. 
Clarity: Dùng để đánh giá độ tinh khiết 
Cut: Nói về những giác cắt trên viên kim cương. 

Cách chọn kim cương

Với sự đa dạng trong việc chọn một viên kim cương, thì để chọn được một viên bạn cảm thấy ưng ý, phù hợp thì không phải chuyện dễ dàng. 


Và khi bạn đến những cửa hàng thì sự lựa chọn cho bạn cũng sẽ bị giới hạn. Thông thường, những người sưu tầm kim cương rất thích tìm kiếm những viên kim cương độc nhất. 

Dưới đây là từng bước để có thể lựa chọn được viên kim cương mình muốn

Đầu tiên, Chọn lựa một hình dạng của kim cương. Nếu như bạn không biết và không tìm được thì bạn có thể tham kim cương dạng tròn hoặc dạng princess. 
Thứ hai, sau khi chọn được hình dạng của kim cương thì bạn sẽ chọn tới trọng lượng tối thiểu của kim cương mà bạn mong muốn. Nếu như bạn chọn kim cương hình dạng trái tim thì trọng lượng nên chọn là 1 carat. 


Thứ ba, sau hình dạng, khối lượng của kim cương thì việc bạn chú ý tiếp theo là ngân sách mà bạn có thể chi trả cho việc mua kim cương. Các thứ tự ưu tiên trong việc này là Độ tinh khiết của kim cương đến màu sắc và cuối cùng là giác cắt của kim cương. Bạn có thể điều chỉnh để có thể phù hợp với ngân sách của mình. Nếu như bạn vẫn còn ở ngoài ngân sách thì bạn điều chỉnh đến trọng lượng của viên kim cương để phù hợp hơn với tài chính của mình. 

Địa điểm mua kim cương uy tín

Là một trong những điểm bạn cần lưu nữa đó chính là địa điểm mua kim cương. Ngày nay, các cửa hàng bán kim cương ngày càng nhiều và chất lượng cũng có nhiều loại nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ địa điểm mua hàng để có thể chọn được nơi bán kim cương uy tín cũng như có những chính sách về bảo hành, về thu mua kim cương phù hợp với mong muốn của bạn. 
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có thể hình dung được những bước cần làm để có thể có cách chọn kim cương phù hợp. 

Bạn hãy xem thêm:

7 Mẫu nhẫn bạc đính kim cương nhân tạo thời trang

Thị trường trang sức ngày nay khá đa dạng về chất liệu và kiểu dáng tạo nên nhiều sự thu hút đối với những người yêu chuộng trang sức trong đó nhẫn bạc đính kim cương nhân tạo có vẻ đang tạo được sự ấn tượng nổi bật đối với những bạn trẻ có sự cá tính và phong cách thời trang nổi bật.

Thực sự về nhẫn bạc đính kim cương nhân tạo trên thị trường hiện nay

Để làm rõ về khái niệm này chúng ta sẽ chia làm hai vấn đề đó là kim cương nhân tạo đính trên nhẫn bạc, và các chất liệu nhẫn bạc phổ biến trên thị trường hiện nay.

Nhẫn bạc đính kim cương nhân bạc

Kim cương nhân tạo nói chính xác hơn thì phải dùng là kim cương tổng hợp hoặc tiếng Anh gọi là Synthetic Diamond, Lab Grown Diamond, Lab Created Diamond là kim cương được nghiên cứu và trồng trong phòng thí nghiệm chủ yếu bằng hai phương pháp HPHT và CVD.

Mục đích của việc tạo ra kim cương nhân tạo là do giá thành đắt đỏ của kim cương tự nhiên, và sự khan hiếm dần của tài nguyên trong lòng đất này cũng như sự ứng dụng đa dạng của nó trong các ngành công nghiệp.

Một cách ngắn gọn là cầu ngày một tăng mà cung ngày một thấp thì kim cương tổng hợp được tạo ra để bổ trợ cho nhu cầu về kim cương, lúc đầu chỉ trong các lĩnh vực công nghiệp sản xuất và những năm gần đây mới tiến vào thị trường trang sức

Giá kim cương nhân tạo không hề thấp trung bình bằng ⅓ kim cương tự nhiên cùng loại khoảng thời gian gần đây mới có nhà sản xuất tạo ra được kim cương tổng hợp CVD dùng cho thị trường trang sức với 1/10 kim cương tự nhiên theo cách mà họ quảng bá là 1 carat chỉ có 800 USD và phổ biến chủ yếu ở thị trường nước ngoài, Việt Nam khá ít.

Vậy kim cương nhân tạo đang tung hoành trên thị trường Việt Nam của chúng ta là gì 99% đó là đá CZ một loại đá có độ cứng 8.5 thấp hơn kim cương 10 trên thang đo Mohs có vẻ ngoài như kim cương nhưng không phải là kim cương tổng hợp, nó chỉ được người bán thổi phồng bằng cái tên kim cương nhân tạo để tăng giá trị mà thôi.

Đối với chất liệu bạc được dùng trong các thiết kế nhẫn thời trang này chỉ yếu là loại bạc 925 với 92.5% bạc nguyên chất còn lại là các hợp chất kim loại pha trộn, để làm cứng bạc thuận lợi cho quá trình chế tác tạo hình, bởi bạc nguyên chất khá mềm và khó tạo kiểu.

Vậy chốt lại vấn đề đó là thực tế các loại nhẫn bạc đính kim cương trên thị trường Việt Nam hiện nay đa phần là nhẫn bạc 925 đính đá CZ.

Việc đề cập vấn đề này để bạn nhìn rõ được giá trị của các kiểu nhẫn này và mua đúng cũng như tìm được nơi bán uy tín và chân thật chứ chúng ta không thể phủ nhận rằng những loại nhẫn bạc đính kim cương nhân tạo đá CZ vẫn rất đẹp và thời trang.

Và hãy cùng tìm hiểu những kiểu nhẫn đầy phong cách thời trang này sau đây.

7 mẫu nhẫn bạc đính kim cương nhân tạo thời trang

Mẫu 1

Cá tính, hiện đại đầy sự tinh tế là những từ dành cho mẫu này với chi tiết bạc xi vàng kết hợp cùng đá CZ tạo nên một vòng tròn ở phần mặt nhẫn thay đổi suy nghĩ truyền thống là mặt nhẫn nên được đính viên đá to rực rỡ, có thể nói đây là xu hướng về phụ kiện thời trang của giới trẻ hiện nay.

Mẫu 2 

Đối với mẫu nhẫn này từ sáng tạo phá cách đầy thời thượng thích hợp dành cho nó, kiểu dáng chiếc nhẫn như một chiếc thắt lưng bao quanh ngón tay của bạn, đầy phong cách nhưng không hề rườm rà ngược lại nó khá tinh tế.

Mẫu 3

Chiếc nhẫn này có hình dáng cực kỳ nổi bật là kiểu nhẫn bạc hồ ly với chi tiết đính đá khắp mặt nhẫn, vừa tinh xảo, vừa trẻ trung đồng thời còn có mang ngụ ý may mắn về tình duyên dành cho người đeo.

Mẫu 4 

Nếu phong cách thời trang của bạn hơi hướng về sự mộng mơ, lãng mạn, thì kiểu nhẫn bạc thời trang này sẽ khá hợp với bạn với phần mặt nhẫn đính đá tạo thành hình bông hoa đang nở đầy rực rỡ.

Mẫu 5

Dễ thương, tinh nghịch là lời dành tặng cho kiểu nhẫn bạc mạ vàng đính đá này, kiểu dáng khá hiện đại và nhẹ nhàng, thích hợp đeo hàng ngày và đặc biệt khá thuận tiện trong sinh hoạt.

Mẫu 6 

Thời trang độc đáo nhưng cũng không kém phần lãng mạn với viên đá cắt hình trái tim trên nền chất liệu bạc. Đây là kiểu nhẫn khá được chị em yêu thích về ý nghĩa tình yêu mà nó mang lại.

Mẫu 7

Mẫu nhẫn chốt trong danh sách gợi ý các mẫu nhẫn bạc đính kim cương nhân tạo CZ thời trang này có thiết kế khá đơn giản nhưng thể hiện phong cách hiện đại, tinh tế, thanh lịch và là sự lựa chọn của khá nhiều cô nàng.

Bạn hãy xem thêm:

Bật mí cách vệ sinh kim cương nhân tạo đúng cách

Bất cứ loại trang sức nào nếu biết cách giữ gìn và vệ sinh nó một cách thì vẻ đẹp, sự lấp lánh của nó sẽ tồn tại lâu dài với bạn và trang sức kim cương nhân tạo cũng không ngoại lệ. Hãy cùng tìm hiểu cách để vệ sinh kim cương nhân tạo và bảo quản nó như thế nào qua nội dung sao đây.
Vệ sinh kim cương nhân tạo

Thế nào là hiểu đúng về trang sức kim cương nhân tạo

Thị trường trang sức ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều nơi dùng cái tên kim cương nhân tạo để nói về đá CZ và được bày bán với giá trung bình khiến nhiều người có quan niệm chưa chính xác về kim cương nhân tạo một cách đúng nghĩa.

Đá CZ thực tế là một loại đá có vẻ ngoài tương tự với kim cương, với độ cứng 8.5 trên thang đo Mohs trong khi kim cương là 10 và công thức hóa học, thành phần, tính chất vật lý điều khác với kim cương vì thế nói đúng hơn đá CZ là kẻ mạo danh kim cương và kim cương nhân tạo.

Kim cương nhân tạo hay dùng thuật ngữ chính xác hơn là kim cương tổng hợp hoàn toàn là kim cương với công thức hóa học là C, độ cứng 10 và có đầy đủ tính chất vật lý hóa học của kim cương, điểm khác biệt rõ rệt nhất của nó với kim cương tự nhiên là nơi sinh trưởng, kim cương tổng hợp sinh trưởng trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay có hai phương pháp để tổng hợp kim cương là phương pháp HPHT và CVD trong đó kim cương có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn để làm trang sức thường là kim cương tổng hợp theo phương pháp CVD.

Giá kim cương tổng hợp nhân tạo không hề thấp, có loại bằng ½ kim cương tự nhiên cùng loại, có loại ⅓ và hiện nay nghiên cứu mới nhất đã tổng hợp được kim cương nhân tạo với chi phí bằng 1/10 kim cương tự nhiên.

Nếu so sánh với CZ thì kim cương tổng hợp này giá vẫn khá cao, bởi vì mấu chốt sau cùng nó vẫn là kim cương.

Thực tế trang sức kim cương nhân tạo hoàn toàn giống trang sức kim cương tự nhiên, nó còn có một điểm nổi bật hơn đó là ít tạp chất, độ trong cao hơn, nhưng giá thành thấp hơn kim cương tự nhiên.

Việc chăm sóc, bảo quản và vệ sinh kim cương nhân tạo hoàn toàn tương tự kim cương tự nhiên, và cần lưu ý nên định kỳ vệ sinh trang sức kim cương để nó lưu giữ được vẻ đẹp lâu dài nhất có thể.
Vệ sinh kim cương đúng cách

Cách bảo quản và vệ sinh kim cương nhân tạo

Để giữ được độ sáng lâu dài của kim cương nhân tạo, hay kim cương tự nhiên thì bạn nên hạn chế đeo trang sức kim cương khi làm việc nhà hoặc vận động va đập mạnh hay tiếp xúc gần với nhiều hóa chất nó sẽ dễ khiến kim cương bị mờ.

Bên cạnh đó tuy rằng kim cương có độ cứng cao nhưng nó lại khá giòn do kết cấu mạng tinh thể của kim cương vì thế, va đập mạnh sẽ dễ khiến kim cương bị trầy xước.

Khi không sử dụng tốt nhất nên để trang sức kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên ở những hộp riêng biệt không nên để chung với các loại trang sức các để tránh những sự cố va đập không cần thiết có thể xảy ra.

Cách vệ sinh kim cương nhân tạo và kim cương đúng cách và tốt nhất là mang đến cửa tiệm chuyên về trang sức để họ vệ sinh bằng những cách chuyên nghiệp nhất. Tuy nhiên điều đó không phải là bạn không thể vệ sinh trang sức kim cương nhân tạo, kim cương tự nhiên ở nhà.

Một mẹo khá hữu ích để vệ sinh trang sức kim cương ở nhà đó là pha một ít nước rửa chén (nên dùng loại có nồng độ nhẹ) với nước ấm ngâm trang sức kim cương từ 15 đến 20 phút tùy theo mức độ bám bụi, của trang sức.

Sau đó lấy ra dùng bàn chải có cọ mềm cọ lại một cách nhẹ nhàng để đánh bay các vết bẩn bám vào kim cương, cuối cùng là rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm.
Vệ sinh kim  cương

Bằng mẹo đơn giản này bạn có thể vệ sinh trang sức kim cương nhân tạo, tự nhiên một cách hiệu quả, và tốt nhất nên vệ sinh định kỳ một tháng một lần để giữ được vẻ đẹp sáng bóng lung linh của kim cương.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận định được thế nào là kim cương nhân tạo và biết cách bảo quản, vệ sinh kim cương nhân tạo, tự nhiên đúng cách để giữ được vẻ đẹp lâu dài cho loại trang sức quý giá này.

Bạn hãy xem thêm:

Mua kim cương nhân tạo bán lại có được giá hay không?

Nhiều người đắn đo rằng việc lựa chọn mua kim cương nhân tạo sau khoảng thời gian sử dụng thì việc bán lại có thể được hay không, có được giá hay không và nơi nào mua loại đá quý được trồng trong phòng thí nghiệm này mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin sau đây.

Cần xác định rằng bạn mua kim cương nhân tạo loại nào?

Tại sao vấn đề này lại được đề cập đầu tiên trước khi chúng ta phân tích rằng mua kim cương nhân tạo bán lại có được giá hay không, nguyên nhân đó là sự lẫn lộn về chất lượng của các loại đá quý trên thị trường hiện nay khá phức tạp, nếu bạn không có nhiều thông tin bạn sẽ dễ gặp phải trường hợp cho rằng đó là kim cương nhân tạo nhưng thực ra đó chỉ là đá CZ.

Mua kim cương nhân tạo

Thực thế thì vấn đề này lại khá phổ biến trên thị trường kim cương của Việt Nam hiện nay, có thể xác định rằng hơn 80% cửa hàng bán kim cương nhân tạo đa phần điều là loại đá CZ có vẻ ngoài tương tự như kim cương, và có giấy chứng nhận kiểu cắt kim cương, và những người bán buôn lợi dụng thông tin đó để thổi phồng CZ thành kim cương nhân tạo.

Còn kim cương nhân tạo hay đúng hơn là kim cương tổng hợp trong phòng thí nghiệm hoàn toàn là kim cương với đầy đủ công thức tính chất hóa học của kim cương, là kim cương và nếu bằng máy móc phân biệt bình thường như các loại đá khác hoàn toàn không tìm thấy sự khác biệt giữa kim cương tổng hợp và kim cương tự nhiên.

Kim cương tổng hợp hiện nay chủ yếu thực hiện bằng 2 cách đó là HPHT và CVD trong đó loại kim cương tổng hợp CVD hiện nay đang khá được ưa chuộng trong thị trường trang sức bởi chất lượng cao và mức giá thành từ 10% đến 30% kim cương tự nhiên cùng loại.

Tại thị trường Việt Nam bạn sẽ thấy một hiện trạng khá phổ biến là đá CZ được thổi phồng thành kim cương nhân tạo còn kim cương nhân tạo chân chính thì được trà trộn trong kim cương tự nhiên để tăng giá trị và đây là bài toán khá khó mà những nhà làm thị trường về kim cương đang tìm cách giải quyết.

Chính vì thế bạn cần xác định là bạn mua loại kim cương nhân tạo nào là đá CZ hay là kim cương tổng hợp CVD. Nếu muốn mua kim cương nhân tạo CVD bạn sẽ mua ở đâu và kim cương nhân tạo có bán được không.

Mua kim cương nhân tạo ở đâu

Đối với câu hỏi kim cương nhân tạo mua ở đâu trường hợp đó là đá CZ được thổi phồng thành kim cương nhân tạo thì bạn có thể dễ dàng tìm được các cửa hàng bán loại này. Và việc bạn cần lựa chọn nếu có nhu cầu về loại CZ này là tìm cửa hàng minh bạch về cái tên và mức giá đúng với CZ thay vì nâng giá nhờ cái tên kim cương nhân tạo.

Kim cương nhân tạo CVD

Đối với nơi bán kim cương nhân tạo CVD tại thị trường Việt Nam khá hiếm, tốt nhất bạn nên đến các thương hiệu uy tín hỏi về mặt hàng này và nhờ nhân viên tư vấn, bởi hiện trạng chính của kim cương CVD ở Việt Nam là nó thường được làm giả thành kim cương tự nhiên để tăng giá trị.

Ở thị trường nước ngoài bạn có thể tìm hiểu những công ty chuyên sản xuất kim cương nhân tạo CVD để làm trang sức và có thương hiệu riêng chuyên về loại này với mức giá từ 10% đến 30% kim cương tự nhiên cùng loại. Từ khóa để bạn có thể tìm loại kim cương nhân tạo này là “Synthetic Diamond”, “Lab Grown Diamond”, “Lab Created Diamond”, sẽ giúp bạn tiếp xúc một cách minh bạch hơn với loại kim cương trồng trong phòng thí nghiệm này

Kim cương nhân tạo có bán được không 

Đối với câu hỏi bán kim cương nhân tạo sau một thời gian sử dụng lại được không nếu bạn mua kim cương nhân tạo là đá CZ thì loại đá này hoàn toàn không có giá trị khi bán lại và hầu hết các cửa hàng đều sẽ ít khi mua lại đá CZ đã bán ra.

Kim cương nhân tạo có bán được không

Trường hợp đó là kim cương nhân tạo tổng hợp CVD mặc dù đa số nguồn tin từ Việt Nam đến nước ngoài ít khi đề cập đến trường hợp mua lại này nhưng vẫn có một số công ty chuyên về kim cương tổng hợp sẽ mua lại từ người tiêu dùng, với mức giá theo quy định và chính sách của công ty họ lúc bấy giờ. Và hành động này chỉ mới phổ biến ở thị trường  Mỹ, còn Việt Nam thì vẫn chưa thấy tiền lệ nào.

Thực tế bạn có thể lưu ý rằng thị trường trang sức đính kim cương nhân tạo tổng hợp này là một thị trường mới chiếm một phân khúc khá nhỏ trên thị trường trang sức thế giới hiện nay, tuy nhiên khó có thể nói rằng thị trường này sẽ không bùng nổ trong tương lai.

Vì thế hãy thoáng hơn trong việc mua kim cương nhân tạo của mình, hãy nhìn vào giá trị và vẻ đẹp nó mang lại hơn là giá trị về mặt đầu tư trong nó bởi đây vẫn chỉ là trang sức.

Bạn hãy xem thêm:

Tại sao kim cương lại quý giá đến vậy?

Kim cương không phải là loại đá quý hiếm đến mức khó tìm. Bởi vì sau nhiều năm khai thác, sản lượng kim cương thô mỗi năm đều tăng lên. Thật khó có thể tin rằng hàng trăm năm trước đây, người dân Nam Phi đã từng sử dụng kim cương làm tiền để gửi tại các ngân hàng. Đây là đất nước có trữ lượng kim cương hàng đầu thế giới. Vậy tại sao kim cương lại quý giá đến vậy?

Chi phí khai thác quá cao

Kim cương được hình thành trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cao và áp suất lớn. Hầu như kim cương chỉ được tìm thấy ở miệng phun lửa phun trào đã ngừng hoạt động và nằm sâu dưới lòng đất. 

Mất khá nhiều thập kỷ để các nhà địa chất tiến hành nghiên cứu tìm ra được mỏ kim cương có trữ lượng lớn để có thể khai thác công nghiệp. Trong quá trình khai thác, khối lượng nhân công lên đến vài trăm người. Người thợ khai thác phải đào bới và sàng lọc khoảng 1,3 triệu tấn đất đá để tìm được một carat kim cương ( tương đương 20 mg).

Hơn nửa viên kim cương được khai thác chỉ ở dạng thô, chúng phải còn trải qua quy trình đánh bóng, cắt ghép nhiều lần. Những công đoạn trên đều được thực hiện tỉ mỉ bằng bàn tay của người thợ kim hoàn. Dễ dàng nhận thấy chi phí nhân lực sản xuất kim cương là một con số khổng lồ. Chính vì thế mà chúng đẩy giá kim cương lên cao. 

Sự độc quyền trong ngành khai thác kim cương

Không phải công ty doanh nghiệp nào cũng được khai thác kim cương. Số lượng công ty được cấp phép khai thác kim cương là rất ít, trong đó phải kể đến De Beers, Alrosa, Debswana hay BHP Billiton. Trong đó, De Beers là công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới với 80 % trữ lượng kim cương toàn cầu. Sự độc quyền trong khai thác kim cương đã đẩy giá kim cương lên cao ngất ngưởng. 

Buôn lậu kim cương

Với mức giá đắt đỏ cùng lợi nhuận thu được khá cao, kim cương là mặt hàng ưa thích của giới buôn lậu. Có thể bạn chưa biết, trên thế giới có một nơi được gọi là “chợ trời kim cương” nằm ở thành phố Surat, bang Gujarat ở miền tây Ấn Độ. Tại đây, các vụ giao dịch buôn bán “kim cương máu” được diễn ra hằng ngày. 

Kim cương máu là những viên kim cương lậu có được từ những cuộc cướp bóc, tranh chấp. Chúng sẽ được làm giả mọi giấy tờ, tẩy sạch nguồn gốc và biến thành kim cương có nguồn gốc rõ ràng. Mỗi năm, số lượng kim cương được bán ra ở đây ước tính trị giá 3 đến 5 tỷ USD. 


Mỗi viên kim cương trước khi đến tay khách hàng sẽ trải qua nhiều tay buôn. Tại mỗi cuộc giao dịch, mức giá của chúng được đẩy lên một bậc. Điều này khiến chúng trở thành viên quá quý giá và đắt đỏ. 

Thật ra kim cương không hề quý giá như chúng ta vẫn nghĩ. Tính sở hữu độc quyền cộng với chi phí khai thác tốn kém chính là nguyên nhân chính đẩy giá kim cương cao đến ngất ngưỡng. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên các bạn đã biết lý do tại sao kim cương lại quý

Bạn hãy xem thêm:

Lý do châu Phi là châu lục có nhiều kim cương trên thế giới

Kim cương là một loại đá quý sở hữu nhiều tính chất mà không phải loại đá quý nào cũng có. Tuy nhiên không phải bất kỳ đâu cũng có thể tìm thấy được kim cương. Và Châu Phi là một trong những châu lục có trữ lượng kim cương lớn của thế giới. Vậy tại sao châu Phi có nhiều kim cương? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lý do. 

Tại sao châu Phi có nhiều kim cương

Trước tiên cùng tìm hiểu việc làm sao để viên kim cương có thể hình thành

Kim cương hình thành như thế nào 

Kim cương được hình thành từ những khoáng vật chứa nguyên tố cacbon ở nơi có nhiệt độ cao và áp suất cao sâu trong lòng đất. Bởi ở nơi có độ sâu khoảng tầm 150km trong lòng đất đủ điều kiện cho kim cương hình thành. Tuy nhiên cần trải qua hàng trăm năm thì kim cương mới hình thành.
Trong lòng đại dương thì quá trình này diễn ra ở vùng sâu hơn.
Các nhà khoa học đánh giá được viên kim cương xuất hiện trên trái đất rất lâu khoảng 1 đến 3,5 tỷ năm trước. 
Ngoài trên mặt đất, trong lòng đại dương thì kim cương còn tìm thấy trong tâm của những thiên thạch rơi xuống trái đất. 

Lý do châu Phi có nhiều kim cương

Như đã nói ở trên thì châu Phi là một trong những lục địa đáp ứng được yêu cầu đó của kim cương. Toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ. Đáp ứng tốt với môi trường hình thành kim cương trong môi trường thiên nhiên. 



Cho nên đây cũng là lý do mà kim cương được tìm thấy nhiều ở đây.

Sự phát triển kinh tế ở lục địa nhiều kim cương của thế giới

Chúng ta thường cho rằng vì kim cương có giá trị cao nên những người sở hữu kim cương nhiều sẽ phát triển và giàu có. 
Tuy nhiên ở Châu Phi, tuy là quốc gia có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới và tại đây nghề nghiệp phổ biến là khai thác kim cương. Nhưng thực sự đâu là một châu lục kém phát triển kinh tế. 

Nghề phổ biến ở Châu Phi

Trước đây tại châu Phi bạn có thể tìm thấy kim cương ở mọi nơi. Thậm chí còn được trẻ em sử dụng kim cương thô làm trò chơi. 



Nhưng hiện tại những cuộc săn kim cương diễn ra tưởng chừng như đàng hoàng nhưng thực chất là tất cả các lao động ở đủ các độ tuổi từ già đến trẻ. 
Và những câu chuyện “kim cương máu” từ đây diễn ra. 

Giá trị kim cương ở châu Phi mang lại cho nền kinh tế 

Nhiều câu hỏi đặt ra vì sao châu phi có nhiều kim cương nhưng nền kinh tế cũng như đời sống của những người ở đây không có nhiều sự thay đổi hay có những sự phát triển nào.
Thực chất, những viên kim cương được tìm thấy ở Châu Phi là những viên kim cương thô chưa qua chế tác. Viên kim cương thực sự có giá trị khi nó được cắt giũa và chế tác thành trang sức làm đẹp. Kim cương thô để có thể trở thành một viên kim cương còn giá trị cần tốn rất nhiều chi phí để có thể mài dũa nó được. 



Đây cũng là một trong những lý do giải thích cho việc châu Phi có nhiều kim cương nhưng đời sống của người dân nơi đây không có nhiều sự phát triển. 

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu được lý do tại sao châu Phi có nhiều kim cương

Bạn hãy xem thêm:

Nhẫn phong thủy nam mệnh thủy có những kiểu dáng như thế nào

Phong thủy trong cuộc sống luôn là yếu tố bí ẩn và có rất nhiều người quan tâm, vậy phong thủy trong sử dụng trang sức đặc biệt là nhẫn cho nam giới sẽ như thế nào? Nhẫn phong thủy nam mệnh thủy là chủ đề Jemmia muốn nhắc đến ngày hôm nay, bạn và chúng tôi cùng nhau tìm hiểu nhé!
Hình 1: Nhẫn phong thủy giúp bạn trở nên may mắn

Nhẫn phong thủy nam mệnh thủy có hình dáng ra sao?

Nhẫn luôn là món trang sức dễ kết hợp và sử dụng dễ rất với trang phục cũng như phong cách. Việc tìm ra cho mình một chiếc nhẫn phong thủy nam mệnh thủy rất giản đơn. Vậy nên chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bây giờ nhé

Người mệnh thủy nên sử dụng trang sức như thế nào?

Con người mệnh thủy có điểm mạnh là rất khéo ăn nói uyển chuyển như dòng nước có khả năng đàm phán đồng thời là người biết lắng nghe thấu hiểu người khác. Người mệnh thủy nhanh nhẹn và dễ thích ứng với mọi môi trường mới, nhìn xa trông rộng, đánh giá hiện tượng sự việc khách quan. Điểm yếu đó là suy nghĩ quá nhiều và thường xuyên lo âu về những chuyện không xảy ra.

Chính vì vậy trang sức tốt cho người mệnh thủy là bạc và đá màu trắng. Vì các màu sắc trên theo quy định của ngũ hành là thuộc Kim, mà Kim sinh Thủy nên khi đeo bạc và đá màu trắng, người mệnh Thủy sẽ được tương sinh.

Để có được sự hoà hợp giữa người mệnh Thủy với màu sắc của viên đá, đó là họ nên dùng các màu Đen, Xanh biển, như đá: Saphiare, Aquamarine, Tactit,…

Người mệnh Thủy khắc được Hỏa (Nước sẽ dập tắt được Lửa), tức là họ có thể dùng được các màu mà họ chế ngự được như Đỏ, Hồng, Tím.

Các mẫu nhẫn phong thủy nam mệnh thuỷ hiện nay

Cùng với biểu tượng là biển tượng trưng cho mệnh Thủy. Chiếc nhẫn của nam mệnh Thủy thường có hình dạng tròn, nhẹ nhàng, mỏng. Và tốt nhất là nên có hình dạng bầu dục cùng sự kết hợp của của những viên đá với các màu như ngọc trai ánh xanh đen, sapphire đen, đá onyx hoặc màu xanh của đá topaz. Để việc đeo nhẫn phong thủy phát huy được hết công dụng thì người mệnh Thủy cũng cần chú ý đến chất liệu cấu thành nên chiếc nhẫn.
Hình 2: Các mẫu nhẫn ưa thích dành cho nam mệnh thủy

Theo đó, gia chủ nam mệnh Thủy nên đeo nhẫn phong thủy có các chất liệu sau: Thạch anh trắng,  thạch anh ưu linh trắng, đá mặt trăng, đá mắt hổ xanh đen, đá Aquamarine, đá topaz xanh dương, thạch anh tóc đen hoặc nhẫn bạc khắc chữ ...

Ứng dụng của nhẫn phong thủy nam mệnh thủy trong đời sống

Mọi sự việc vốn dĩ sinh ra và phát triển nó đã theo một quy luật nhất định, người nào mà cân bằng được cuộc sống cũng như bản thân mình thì sẽ tự nhiên thấy cuộc sống tốt đẹp như thế nào. Nhẫn phong thủy cho nam mệnh thủy chính là một trong những biện pháp giúp nam nhân mệnh thủy trở nên cân bằng và thu hút tài lộc hơn nhiều

Ý nghĩa của việc đeo nhẫn phong thủy

Giúp bạn trở nên tự tin hơn trong cách phối đồ chọn đồ khi gặp đối tác. Một chiếc nhẫn phong thủy giúp bạn trở nên thu hút mọi may mắn, đồng thời kêu gọi tài lộc đến cho gia chủ. Đeo trên tay một chiếc nhẫn phong thủy cho nam mệnh thủy còn giúp bạn trở nên cuốn hút hơn trong cách nói chuyện, ngoại giao, giúp bạn trôi chảy hơn trong mọi mối quan hệ cấp trên cũng như đồng nghiệp.

Đeo nhẫn ở ngón út: thuộc mệnh Thủy, nhà ngoại giao tài ba.

Đeo nhẫn ở ngón út có thể giúp bạn cải thiện các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Từ đó, nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và có lợi thế để thành công nhờ sự yêu mến từ mọi người.
Hình 3: Nét đẹp tinh tế của nhẫn phong thủy cho nam mệnh Thủy
Ngón út là ngón tượng trưng cho con cái. Theo phong thủy, đây là ngón đại diện cho qúy nhân phù trợ, giúp cho bạn dễ dàng vượt qua rắc rối, hóa giải những điều kém may mắn, hỗ trợ cho mối quan hệ bạn bè và tình cảm và mang lại nhiều phúc khí đến cho bạn.

Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng trang sức phong thủy

Có phải lúc nào cũng nên đeo trang sức phong thủy không?  Câu trả lời là bạn chỉ nên đeo chúng khi muốn chúng phát huy tác dụng tức là khi đi gặp đối tác, đi làm việc, khi cần thu hút tài lộc may mắn. Sau khi xong xuôi công việc bạn nên cất chúng vào từng ngăn tủ riêng của chúng, điều đó giúp bạn giữ lại những gì mà trang sức mang lại cho bạn.

Có phải cứ càng nhiều trang sức phong thủy sẽ càng tốt không? Câu trả lời điều đó không hề đúng, khi bạn đeo trang sức bất kỳ bạn phải có sự thống nhất về tổng thể và hài hòa về màu sắc. Ví dụ như bạn đeo một chiếc nhẫn phong thủy nam mệnh thủy thì bạn phải hài hòa về màu sắc với bản mệnh thủy cũng như trang sức khác cũng phải cùng tông màu với chúng để tạo ra sự hài hòa cân bằng về con người. Bạn nên tránh sử dụng nhiều màu sắc trang sức khác nhau hay các kim loại cũng như đá trái tính nhau nhé.

Bạn còn những câu hỏi hay thắc mắc gì hãy gửi tới chúng tôi, Jemmia sẽ giúp bạn có câu trả lời hài lòng nhất.

Bạn hãy xem thêm:

Kim cương Herkimer là gì? Có những đặc điểm như thế nào?

Kim cương Herkimer là gì? Nó có phải là một loại kim cương? Nó có những đặc tính giống kim cương? Là một trong những thắc mắc của nhiều người khi nhắc đến cái tên Herkimer. Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về nó. 

Kim cương Herkimer là gì

Định nghĩa về Herkimer 

Đây là một loại thạch anh. Và Herkimer là thương hiệu của một mỏ thạch anh được tìm thấy ở Herkimer, New York. Trong đá gốc Dolomite trong các vết hốc, vết nứt hình thành hàng triệu năm trước đó. 

Đặc điểm của Herkimer

Chúng có khúc xạ ánh sáng rất đặc biệt như sự pha trộn của laser và nước tinh khiết. 
Đây là một loại tinh thể hiếm. 



Kim cương Herkimer thật sự không phải là kim cương. Nó chỉ là thạch anh nhưng là một loại thạch anh chất lượng cao. 

Herkimer diamond là gì? 

Herkimer diamond là tinh thể thạch anh hai đầu, được công nhận rộng rãi sau khi các công nhân phát hiện với số lượng lớn và cuối thế kỷ 18. Và các nhà địa chất phát hiện ra nó và nó có cái tên”kim cương Herkimer”. Tuy các tinh thể thạch anh được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới những chỉ tinh thể được khai thác ở Herkimer mới được đặt tên như vậy. 

Những điểm khác biệt so với thạch anh thường

Kim cương Herkimer được mãi nhẵn tự nhiên với 18 mặt và hầu hết hình dạng của nó đều có 2 đầu. 
Một điểm nổi bật đó nữa là độ cứng của thạch anh thông thường là 7 Moh nhưng Herkimer là 7,5 Moh còn kim cương thật là có độ cứng 10 moh. 



Đây cũng là một trong những yếu tố làm nó trở nên đặc biệt hơn. 

Sự hình thành thạch anh kim cương

Các trầm tích cacbonat canxi và magiê được tích lũy và kết dính để tạo thành đá gốc dolomit khoảng 500 triệu năm trước. 
Trong khi bị chôn vùi, Hốc được hình thành bởi nước có tính axit tạo thành các khoang nhỏ trong đó các tinh thể thạch anh hình thành. Vật liệu hữu cơ , silicon dioxide và pyrite (sắt sunfua) đã có mặt như là thành phần nhỏ của đá dolomit và canxit. Khi trầm tích chôn vùi đá và nhiệt độ tăng, các tinh thể phát triển trong các hốc rất chậm, dẫn đến tinh thể thạch anh có độ trong đặc biệt. Các thể vùi có thể được tìm thấy trong các tinh thể này cung cấp manh mối về nguồn gốc của kim cương Herkimer.

Công dụng của kim cương Herkimer

Đang là một trong những loại thạch anh được nhiều người lựa chọn và tin dùng. 
Theo phong thủy thì đây là loại đá xua đi những điều không may mắn. Ngoài ra còn mang lại những sự may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống của người sở hữu nó. 



Một ưu điểm của nó nữa là nó có khả năng để làm giảm nhiễm điện từ hoặc phóng xạ, khử độc mạnh mẽ. 
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã biết thêm về kim cương herkimer là gì để không có những sự nhầm lẫn không đáng có và có những lựa chọn phù hợp cho mình. 

Bạn hãy xem thêm:

Kim cương HPHT là kim cương gì?

Kim cương HPHT là là một trong hai loại kim cương tổng hợp trong phòng thí nghiệm phổ biến nhất. Mặc dù có công thức hóa học và tính chất vật lý tương đồng với kim cương tự nhiên. Nhưng kim cương HPHT vẫn có những đặc điểm riêng nổi trội. Cùng tìm hiểu xem loại kim cương này hình thành như thế nào và đặc điểm nhận dạng nhé!

Kim cương HPHT là gì và được tổng hợp như thế nào?

Vào thế kỷ 19, kim cương đã phổ biến trên thị trường với hai vai trò là trang sức và vật liệu công nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác kim cương tự nhiên đã gây không ít tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời, kim cương là khoáng vật hiếm và tồn tại có hạn trong vỏ trái đất.



Hình 1. kim cuong HPHT là kim cương gì?

Vì thế, năm 1950, các nhà khoa học đã bắt tay nghiên cứu tạo ra kim cương nhân tạo. Một trong những phương pháp truyền thống còn được sử dụng đến nay là HPHT. Đây là phương pháp mô phỏng môi trường tự nhiên hình thành kim cương bằng nhiệt độ và áp suất cao. Kim cương HPHT sẽ được hình thành trong hợp kim nóng chảy gồm Fe, Nickel hoặc Cobalt.

Hình 2. máy chế tạo kim cương HPHT

Đầu tiên, người ta sẽ dùng một tinh thể kim cương nhỏ để làm mầm. Sau đó, mầm, bột kim cương và các vật liệu tổng hợp, các hợp kim nóng chảy sẽ được đặt trong buồng kín. Buồng này được đặt trong một thiết bị tạo áp suất cao. 
Trong khoảng vài tuần đến hơn một tháng, các tinh thể sẽ kết tinh trên mầm để tạo thành kim cương. Ngày nay, kim cương HPHT có rất nhiều màu sắc như vàng, vàng can, không màu, vàng phớt nâu…

Cách nhận biết kim cương HPHT

Trước đây, công nghệ tổng hợp kim cương chưa thực sự hoàn thiện nên rất dễ để nhận biết. Tuy nhiên, để phục vụ cho nhu cầu của ngành thời trang, công nghệ nuôi cấy kim cương ngày càng hoàn thiện hơn.
Do vậy, chỉ có những nhà ngọc học giàu kinh nghiệm nhất mới có thể phân biệt kim cương HPHT với kim cương tự nhiên và CVD. Ngoài ra, việc phân biệt cũng không thể chỉ dựa vào mắt thường. Để chính xác, phải cần đến sự hỗ trợ của khúc xạ kế, kính hiển vi, đèn cực tím, kính phân cực…
Nhìn chung, một viên kim cương HPHT sẽ có một số điểm nhận dạng như sau:

Đới màu

Màu sắc trên kim cương HPHT thường phân bố không đều. Khi đặt kim cương vào dung dịch nhúng dưới kính hiển vi các đới màu sẽ hiện rất rõ. 



Hình 3. Các đới màu của kim cương HPHT

Lý do vì loại kim cương này có tồn tại hỗn hợp tạp chất nitrogen và boron. Trong kim cương tự nhiên, hai tạp chất này không thể song song tồn tại.

Bao thể của kim cương HPHT

Khi có ánh sáng truyền qua, có thể quan sát trong kim cương HPHT những bao thể màu đen không thấu quang.


Hình 4. Các bao thể phát ánh kim dưới ánh sáng

Đây là những bao thể kim loại có từ tính mạnh và ánh kim nhẹ. Lý do vì trong quá trình tổng hợp kim cương HPHT có sử dụng hợp kim Fe, Nickel,Cobal…

Phát huỳnh quang

Để nhận dạng kim cương HPHT các nhà giám định có thể sử dụng máy phát huỳnh quang. Dưới sóng ngắn của tia cực tím, các loại kim cương sẽ có những cấu trúc phát huỳnh quang đặc trưng.
Riêng đối với kim cương HPHT, phát huỳnh quang sẽ có dạng chữ thập khi nhìn từ phần crown hoặc pavilion. 


Hình 5. Hiệu ứng phát huỳnh quang của kim cương

Trên đây là một số nét cơ bản về kim cương HPHT. Nếu muốn biết thêm chi tiết về kim cương này bạn có thể truy cập vào jemmia. Tại đây có rất nhiều bài viết về kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo, moissanite và các loại trang sức độc đáo.

Bạn hãy xem thêm:

Herkimer Diamond là gì

Ở Hạt Herkimer của bang New York. người ta phát hiện số lượng lớn những viên “kim cương” lấp lánh. Tuy nhiên, điều lạ là các tinh thể này hoàn toàn không được cấu tạo từ Cacbon. Thực chất, Herkimer diamond là gì? Loại khoáng vật này có quý giá không và được khai thác như thế nào?

Nguồn gốc của Herkimer Diamond là gì?

Hàng trăm năm trước đây, người Mohawk - bộ tộc da đỏ bản địa châu Mỹ đã nhặt được những viên đá kỳ lạ. Chúng trong suốt, có hai đầu nhọn tự nhiên và xuất hiện trên những con suối, ruộng cày. Cùng với sự ngạc nhiên và thích thú, người Mohawk đã đặt tên cho chúng là “Little Falls Diamond” - kim cương nhỏ trên suối.

Hình 1. Herkimer Diamond là gì?

Sau đó, những tinh thể này đã được sử dụng làm bùa hộ mệnh, vũ khí và công cụ trao đổi với các bộ tộc khác.
Đến đầu thế kỷ 16, khi những thương buôn từ châu Âu đến mang theo những viên pha lê đầy màu sắc thì những viên kim cương suối nhỏ đã bị lãng quên.
Cuối thế kỷ 18, tướng Nicolas Herkimer qua đời và một ngôi làng mang tên ông đã được thành lập. Cũng vào thời gian đó, các thợ mỏ trong lúc khai thác đá dolomite ở thung lũng sông Mohawk đã một lần nữa phát hiện những viên đá này. Các nhà địa chất đã dùng tên của nơi phát hiện và đặt cho chúng cái tên mới - Herkimer Diamond.

Kim cương Herkimer là gì?

Mặc dù được gọi là kim cương nhưng thực ra khoáng vật này chính là một loại thạch anh đặc biệt. Thông thường, thạch anh sẽ có công thức cấu tạo là SiO2 dưới dạng các lăng trụ đơn dài và mảnh. Tuy nhiên, loại thạch anh này lại là lăng trụ kép có 2 đầu nhọn đối xứng nhau. 
Hình 2. Thạch anh tự nhiên và kim cương Herkimer

Ngày nay, nếu đặt một viên kim cương cạnh Herkimer Diamond bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt về hình dạng, độ sáng cũng như giác cắt. Nhưng nếu thay thế viên kim cương hiện đại bằng một viên được cắt vào thế kỷ 18 thì khác. Hai tinh thế này sẽ giống nhau đến bất ngờ. Lý do cho sự nhầm lẫn này chính là kỹ thuật cắt và chế tác kim cương. 



Hình 3. Các giác cắt ban đầu của kim cương 

Từ thế kỷ 14, kim cương đã được phát hiện nhưng lại không được ưa chuộng vì màu sắc không đa dạng và khó chế tác. Lúc này, tất cả kim cương đều được cắt bằng tay và có các mặt rất đơn giản. Ví dụ như Pointcut ( 8 giác cắt), Table Cut (9 giác cắt), Old Single cut ( 18 giác cắt)...
Trong khi đó, một tinh thể Herkimer chưa qua cắt gọt đã có đến 18 mặt. Các mặt này bao gồm 6 mặt trên, 6 mặt dưới và 6 mặt ở giữa. Vì thế, khi phát hiện ra loại đá này người ta đã lầm nó là kim cương.

Thạch anh kim cương được khai thác ở đâu?

Ngoài New York, thạch anh kim cương lăng trụ kép còn được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Có thể kể đến như Afghanistan, Arizona, NaUy, Trung Quốc, Ukraine… Tuy nhiên, chúng chỉ được gọi là Herkimer Diamond khi được khai thác ở Herkimer. 



Hình 4. Nhẫn bạc kim cương Herkimer 

Dù có vẻ hiếm hơn các thạch anh thông thường nhưng loại “kim cương” này rất dễ khai thai và phổ biến. Vì vậy, ở Mỹ trung bình 1 viên Herkimer Diamond có giá chỉ từ 6 đôla. 

Cách khai thác kim cương Herkimer

Những người yêu thích đá quý, các nhà sưu tầm tinh thể đặc biệt này thường tìm kiếm chúng dọc theo tuyến đường 28 và 29 của bang New York. Ở đó, có các mỏ tư nhân rộng lớn. Họ chỉ cần trả tiền vé vào cổng và khai thác bao nhiêu tùy ý.


Hình 5. Hai mẹ con người Mỹ đang khai thác thạch anh kim cương trên một mỏ tư nhân 

Có một số phương pháp khai thác kim cương Herkimer được ưa chuộng. Đơn giản nhất là nhặt các tinh thể nhỏ nằm rải rác. Hoặc không, co thể dùng các công cụ đơn giản như búa để đập vỡ những tảng đá trong mỏ. Một số người cũng sử dụng mũi khoan để tìm các hốc thạch anh. Mỗi hốc có thể có từ vài đến vài nghìn viên Herkimer Diamond. Kích thước mỗi viên có thể dao động từ vài mm đến hơn 20 cm.
Vậy, những thạch anh lăng trụ kép được tìm thấy ở New York chính là đáp án cho câu hỏi Herkimer Diamond là gì. Hiện nay, các tinh thể này cũng đã được cắt gọt và đánh bóng tỉ mỉ. Dù có độ cứng chỉ hơn 7 điểm Mohs nhưng tính thẩm mỹ, độ lấp lánh của chúng không hề kém kim cương. Vì vậy, nếu bạn yêu thích các món nữ trang lấp lánh giá rẻ hãy suy nghĩ đến Herkimer Diamond nhé!

Bạn hãy xem thêm:

Tìm hiểu về blemish trong kim cương

Blemish trong kim cương là gì? Một trong những vấn đề mà ít người quan tâm tới, thế nhưng chúng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và giá trị của một viên kim cương. Những viên đá quý càng đắt thì Blemish lại càng ít.

CLARITY - Độ tinh khiết

Độ tinh khiết là một trong bốn yếu tố đánh giá chất lượng của một viên kim cương. Ngoài ra, chúng cũng chính yếu tố quan trọng để định giá viên kim cương. 
Theo định nghĩa, độ tinh khiết được xác định dựa trên sự đo lường tạp chất không đồng nhất trong một viên kim cương. Nói cách khác, viên kim cương càng trong sẽ càng “sạch” chúng rất hiếm và thường có giá trị cao. 


Hình 1: Bài viết này sẽ giúp bạn biết được Blemish trong kim cương là gì?

Có 2 yếu ảnh hưởng đến độ trong của kim cương:
  • Inclusion: Những tạp chất tự nhiên có bên trong viên kim cương. Chúng xuất hiện trong quá trình hình thành kim cương dưới lòng đất.
  • Blemish: Những lỗi trên bề mặt của một viên kim cương
Những khuyết điểm này chỉ được nhìn thấy khi dùng kính lúp có độ phóng đại gấp 10 lần. Nhưng có đôi khi một viên kim cương có nhiều tạp chất sẽ trông xỉn màu thì có thể nhìn thấy bằng mắt thường. 
Nếu kim cương có cấu trúc nguyên tử không đều, thì có thể là do một đặc tính rõ ràng được gọi là tạo hạt. Chúng trông giống như các đường hoặc vết mờ mà bạn hay thế trên kim cương. 

Hình 2: Blemish trong kim cương là gì? là yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của kim cương

Tìm hiểu về Blemish trong kim cương là gì?

Với những chia sẻ ở trên, thì chúng ta có thể thấy rằng Blemish là một trong 2 yếu tố ảnh hưởng đến độ tinh khiết và giá trị của một viên kim cương. Blemish trong kim cương được xem như một vết mờ, thể hiện ở bên ngoài, hay còn gọi là những nhược điểm, giới hạn trên bề mặt kim cương. 
Blemish là kết quả trong quá trình hình thành của một viên kim cương. Chúng có thể được hình thành trong tự nhiên, hoặc do lỗi trong quá trình chế tác, hay hao mòn qua quá trình sử dụng. Ngoài ra, bảo quản kim cương không đúng cũng là tác nhân gây ra hiện tượng trên. 


Hình 3: Blemish trong kim cương là gì, mà chúng lại ảnh hưởng đến viên kim cương

Nếu trong tự nhiên thì những tạp chất trong quá trình hình thành của kim cương dưới áp suất lớn, sẽ khiến những tinh thể nhỏ bị mắc kẹt bên trong. Đây được xem nhưng một hiện tượng phổ biến. 

Các loại nhược điểm của kim cương


Hình 4: Những nhược điểm của Blemish trong kim cương

Độ mài mòn: Một số các rãnh nhỏ dọc theo các điểm tiếp giáp với một viên kim cương. Nó làm cho các cạnh có màu trắng hoặc mờ. Sự mài mòn thường xảy ra do trong quá trình xử lý và cất giữ đồ trang sức không cẩn thận, các viên kim cương bị cọ xát vào nhau.
Mặt bổ sung: Các mặt phụ là những mặt bổ sung được đặt trên một viên kim cương mà không quan tâm đến tính đối xứng. Những khía cạnh này là bổ sung cho những khía cạnh cần thiết để đáp ứng các nhu cầu là kiểu cắt. Chúng thường được sử dụng để đánh bóng những khuyết điểm nhỏ như bể tự nhiên hoặc vết hằn. Trên thực tế, những viên kim cương có độ trong cao thường có nhiều mặt phụ, điều này giúp đánh bóng được các tạp chất và che đi nhược điểm và đạt được độ trong hoàn hảo. Ngoài ra, các mặt phụ cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ bền viên kim cương.
Da thằn lằn: Vùng gợn sóng hoặc gập ghềnh trên bề mặt của một viên kim cương đánh bóng.
Naturals: Đây là nhược điểm một phần bể mặt ban đầu của viên kim cương thô còn lại trên viên đá sau khi được cắt mài. Thường chúng sẽ xuất hiện trên bề mặt hoặc gần vỏ bọc. Kết cấu này có thể nhìn thấy trên tự nhiên khi quan sát bằng kính hiển vi. Những vết tự nhiên không phải là mối nguy hiểm đối với kim cương của bạn. Vì chúng là kết quả quá trình hình thành và không phải là kết quả của chấn thương hay gãy.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn tìm hiểu được blemish trong kim cương là gì. Những nhược điểm kim cương cũng như một kết quả minh chứng cho quá trình hình thành gian khổ của kim cưới dưới áp suất lớn. 

Bạn hãy xem thêm:

Giải thích hiện tượng kim cương sáng lấp lánh

Ngoài độ cứng, vẻ đẹp rực rỡ của kim cương cũng là yếu tố giúp nó trở thành loại đá quý xa hoa nhất thế giới. Để giải thích hiện tượng kim cương sáng lấp lánh, có thể phân tích hai yếu tố chính là tự nhiên và nhân tạo. Cùng theo dõi bài viết để xem tại sao kim cương lại sáng lấp lánh nhé!

Kim cương lấp lánh vì có những tính chất vật lý đặc biệt

Khi phân tách ánh sáng của kim cương, bạn có thể nhận ra các dãy màu rực rỡ của nó được tạo thành từ rất nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến sự khúc xạ, phản xạ, tán sắc và độ trong suốt.

Phản xạ và khúc xạ ánh sáng của kim cương

Khi một tia sáng chiếu vào kim cương, nó sẽ chia ra thành hai phần:

  • Một phần ánh sáng khi chạm vào sẽ lập tức phản xạ quay trở lại mắt người quan sát. Tạo ra sự phản chiếu ngoại. Hiện tượng phản xạ này cũng xảy ra ở pha lê nhưng yếu hơn. Đó là lý do tại sao kim cương và pha lê sáng lóng lánh.
  • Phần ánh sáng còn lại sẽ đi sâu vào kim cương bị bẻ cong trở lại. Hiện tượng này có tên gọi là khúc xạ toàn phần.

Hình 1: Chỉ một tia sáng ban đầu, khi đi vào kim cương sẽ phân tán thành rất nhiều tia khác
Về bản chất, một viên kim cương là tập hợp của vô số những lăng kính nhỏ bé, phức tạp. Do đó, ánh sáng sau khi xuyên qua nó sẽ bị phân tán theo các hướng khác nhau. Điều này là khả năng tán sắc mạnh mẽ, tạo ra hiệu ứng cầu vồng rực rỡ.

Ngoài ra, sự khúc xạ cũng tạo cho viên kim cương những vùng sáng tối khác nhau. Sự đối lập này có tác dụng làm sự lấp lánh của kim cương thêm nổi bật. Giống như một ngọn nến đặt trong bóng tối sẽ tỏa sáng hơn.

Độ tinh khiết của kim cương

Độ tinh khiết của viên kim cương cũng ảnh hưởng đến độ sáng rát nhiều. Nếu kim cương có tì vết trên bề mặt, lượng ánh sáng nó hấp thụ sẽ bị hạn chế. Còn nếu kim cương có nhiều tạp chất, chúng sẽ ngăn cản ánh sáng bên trong di chuyển tự do.

Hình 2: Độ tinh khiết của kim cương
Chính vì lẽ đó mà những viên kim cương tinh khiết luôn được đánh giá cao hơn. Càng ít khuyết điểm, các tia sáng sẽ không bị ngăn cản. Kim cương sẽ càng sống động, rực rỡ và đáng giá.

Giải thích hiện tượng kim cương sáng lấp lánh: yếu tố nhân tạo

Kim cương thô dù sở hữu đầy đủ tính chất vật lý tốt nhưng nó không hề lấp lánh. Để tạo ra các tia lửa, kim cương cần trải qua quá trình mài giũa của bàn tay con người.

Giác cắt 

Hiện nay, nhờ kỹ thuật cải tiến mà kim cương có thể được cắt thành nhiều hình dạng khác nhau. Phổ biến là các giác cắt tròn, vuông, giọt nước… Các giác cắt của chúng đều được thiết kế để mang lại hiệu suất ánh sáng tối đa.
Hình 3: Một số giác cắt kim cương
Nếu viên kim cương được cắt quá sâu, ánh sáng sẽ xuyên qua và không khúc xạ trở lại. Còn nếu kim cương được cắt quá cạn, tia sáng sẽ khúc xạ sẽ không thể lọt ra bên ngoài.
Hình 4: Tiêu chuẩn phân loại độ hoàn thiện của giác cắt
Một yếu tố khác phải bàn đến chính là độ đối xứng. Để có ánh sáng tối ưu, tất các các mặt, các góc và cạnh của kim cương phải đồng đều nhau. Nếu không, góc khúc xạ sẽ bị lệch làm giảm hiệu ứng lấp lánh.

Kỹ thuật đánh bóng cũng là lý do tại sao kim cương lại sáng lấp lánh

Sau khi được cắt gọn và tạo hình, kim cương sẽ được đánh bóng cẩn thận. Đây là quá trình cần sự kiên nhẫn, tỉ mỉ để loại bỏ tất cả những khuyết điểm còn sót lại. Giúp vẻ đẹp của kim cương được hoàn thiện, tỏa sáng lâu dài.
Hình 5: Kỹ thuật đánh bóng giúp gia tăng độ sáng cho kim cương
Sau khi giải thích hiện tượng kim cương sáng lấp lánh, có thể thấy không dễ để có được một viên đá hoàn hảo. Và đó cũng chính là lý do kim cương luôn được yêu thích dù có giá đắt đỏ.

Bạn hãy xem thêm: