Những điều bạn chưa biết về mỏ kim cương Mir

Bạn đã bao giờ nghe mỏ kim cương Mir chưa? Đây là mỏ kim cương lộ thiên sâu nhất thế giới đấy. Cùng tìm hiểu những điều thú vị về mỏ kim cương này qua bài viết sau nhé.
Hình 1
Khai trương vào năm 1958, mỏ kim cương Mir là mỏ kim cương lộ thiên sâu nhất thế giới. Mỏ sâu 525m, rộng 1,2m, đường kính 1.200m. Được điều hành bởi Alroso, mỏ này mang lại khoảng hai triệu carat kim cương hàng năm khi đi vào hoạt động. Nó đã bị bỏ hoang vào năm 2004 sau khi cạn kiệt.

Liên Xô săn tìm kim cương ở Siberia

Năm 1955, sau Thế chiến II, Liên Xô đã cử một lượng lớn các nhà địa chất đến Siberia để tìm kiếm các loại đá quý. Trong khi sàng lọc trầm tích ở phía đông Siberia, ba nhà địa chất đã tìm thấy kimberlite, báo hiệu có sự xuất hiện của kim cương trong khu vực này.

Đến năm 1957, Stalin ra lệnh xây dựng mỏ kim cương Mirny. Nếu điều kiện thời tiết và nhân lực cho phép, đây sẽ là mỏ kim cương lớn nhất và thành công nhất mà thế giới từng thấy. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đã xuất hiện một số vấn đề.
Hình 2
Đầu tiên, bề mặt đất ở Siberia bị bao phủ bởi một lớp băng vĩnh cửu dày trong ít nhất bảy tháng trong năm, khiến nó khó có thể xuyên thủng. Trong năm tháng còn lại, lớp băng vĩnh cửu bắt đầu tan chảy, khiến quá trình xảy dựng diễn ra vô cùng khó khăn. 

Hơn nữa, nhiệt độ trung bình trong khu vực vào mùa đông là âm 40 độ. Thời tiết lạnh đến mức lốp ô tô bị vỡ và dầu đóng băng. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn kiên trì. Họ sử dụng động cơ phản lực để làm tan mặt băng và thuốc nổ để nổ xuyên qua lớp băng vĩnh cửu. Sau đó các kỹ sư đã tìm cách phá đất và đào mỏ.

Giá trị mỏ kim cương Mirny 

Đến năm 1960, mỏ Mirny được đưa vào hoạt động và chứng tỏ nó thành công như mong đợi của các nhà địa chất.

Trong suốt những năm 1960, mỏ kim cương Mirny sản xuất 10.000.000 carat kim cương mỗi năm. Trong đó có 20% số lượng kim cương có chất lượng cao. Vào thời kỳ đỉnh cao, mỏ sản xuất được khoảng 4 carat trên mỗi tấn quặng, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới. 
Hình 3
Có thời điểm, mỏ Mirny đã sản xuất ra một viên kim cương màu vàng chanh lạ mắt 342,57 carat, đây là viên kim cương lớn nhất từng được tìm thấy. Trong suốt quá trình hoạt động, mỏ này đã sản xuất ra một lượng lớn kim cương trị giá 13 tỷ USD cho thế giới.

Khi thành công của mỏ ngày càng vượt mức ngoài mong đợi, các nhà phân phối kim cương trên khắp thế giới trở nên nghi ngờ. Bởi số lượng kim cương mà nó sản xuất ra quá nhiều để có thể tin đây là sự thật.

De Beers, nhà phân phối kim cương hàng đầu thế giới, muốn có câu trả lời về tốc độ sản xuất của mỏ bởi mirny tương đối nhỏ so với các mỏ khác, lẽ ra sản lượng phải nhỏ hơn nhiều. Để duy trì sự ổn định về giá thị trường, De Beers phải mua càng nhiều kim cương càng tốt. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của De Beers lo lắng rằng tỷ lệ sản xuất tại mỏ Mirny có thể quá cao, công ty sẽ không thể kiểm soát được lượng mua kim cương.
Hình 4
Năm 1970, đại diện của De Beers yêu cầu một chuyến tham quan khu mỏ để tự mình xem quá trình sản xuất. Yêu cầu này mất sáu năm để được chấp thuận và thậm chí sau khi các đại diện đến Mirny, họ chỉ có 20 phút để tham quan các cơ sở, hầu như không có đủ thời gian để tìm hiểu rõ hơn.

Kể từ đó, mỏ kim cương Mirny vẫn là một bí ẩn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, mỏ vẫn tiếp tục hoạt động, được tài trợ bởi một số công ty địa phương.

Mỏ kim cương Mir đóng cửa đột ngột

Năm 2004, mỏ kim cương Mir tuyên bố đóng cửa vì bị ngập nước sau một trận lụt. Cho đến ngày nay, mỏ kim cương lộ thiên Mirny vẫn bị bỏ hoang mặc dù công ty Nga Alrosa vẫn tiếp tục nghiên cứu về kim cương dưới lòng đất.
Hình 5
Theo một giả thuyết cho rằng nếu trực thăng bay ngang vùng trời trên mỏ có thể bị hút. Bởi vì khi không khí lạnh từ bề mặt gặp không khí nóng từ ruột mỏ, nó tạo ra một dòng xoáy đủ mạnh để hút trực thăng và máy bay nhỏ xuống sâu. 

Năm 2010, công ty AB Elise của Nga đã công bố kế hoạch xây dựng một thành phố mái vòm khổng lồ, tương lai trong khu mỏ, nơi sẽ cung cấp những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời cho hơn 10.000 cư dân. Tuy nhiên, chưa có kế hoạch nào được đưa ra.

Hiện tại, mỏ kim cương Mir vẫn là một dòng xoáy bí ẩn, một cái hố dường như không đáy từng sản sinh ra hơn một nửa số kim cương trên thế giới.

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments: