Kim cương De Beers

Tập đoàn De Beers là một trong những đế chế từng độc quyền thị trường đá quý. Những chiến dịch quảng cáo thần kỳ đã giúp viên kim cương De Beers trở thành biểu tượng tình yêu phương tây.

Quá khứ lẫy lừng của hãng Kim cương De Beer

Tập đoàn kim cương De Beers được thành lập vào năm 1800 với Cecil Rhodes ở Nam Phi. Ông đã khởi nghiệp bằng việc cung cấp dịch vụ cho thuê máy bơm nước tại các mỏ kim cương. Bằng những khoảng lời trong kinh doanh, Rhodes đã đổ tiền vào việc mua quyền khai thác một số mỏ kim cương nhỏ. Từ đó mở rộng việc khai thác bằng việc thành lập công ty.

Đến nay công ty này đã có tuổi đời gần 140 năm, và trở thành ông lớn trong thị trường kim cương thế giới. Có mặt trên 35 quốc gia và chuyên về các lĩnh vực khai thác mỏ kim cương, sản xuất kim cương công nghiệp, hoạt động bán lẻ và kinh doanh kim cương.

Trong năm 1902, Tập đoàn De Beers đã kiểm soát 90% sản lượng kim cương toàn thế giới. Kể từ đó, công ty này được biết đến với việc nắm độc quyền và làm giá thị trường kim cương thế giới.


Hình 1: Tập đoàn kim cương De Beers với tuổi đời gần 140 năm dần trở thành ông lớn trong thị trường kim cương thế giới

Phương pháp được De Beers sử dụng để kiểm soát thị trường là thuyết phục nhà sản xuất khác gia nhập vào kênh phân phối độc quyền. Đối với các đối thủ thì từ chối gia nhập, nhóm độc quyền này sẽ tung ra thị trường các sản phẩm kim cương tương tự đồng thời tiến hành mua, dự trữ hàng nhằm khống chế giá cung ứng.

Nhìn chung, họ đã thu gom bằng hết số kim cương trên thị trường. Sau đó bán ra theo chiến lược, nhằm mục đích khống giá. Thật ra trên thực tế kim cương không hề hiếm như nhiều người nghĩ.

Kim cương De Beers mất thế độc quyền

Sau thế chiến thứ I, kim cương mất giá trầm trọng trên khắp thị trường châu Âu. Lý do đầu tiên là do suy thoái kinh tế và thay đổi ngôi bậc của thành phần thượng lưu của các nước bại trận. Thị phần của Tập đoàn De Beers giảm liên tục và đứng trước nguy cơ phá sản.

Trong khó khăn đó, họ đã hướng về xứ Mỹ xa xôi và đặt cược hết vào thị trường mới nổi này. Năm 1938, De Beers chọn N.W.Ayer, một trong những công ty quảng cáo lâu trong giới làm đối tác marketing. Họ đã cùng hợp tác và đưa ra một số chiến lược hoàn hảo giúp tập đoàn này quay lại thời kỳ huy hoàng

Hình 2: Đứng trước bờ vực phá sản, tập đoàn này đã tung ra nhiều chiến lược Marketing thông minh, cứu với cả công ty

Chiến lược: Huyền thoại hóa kim cương

Cuối năm 1930, N.W.Ayer đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và cho thấy rằng người Mỹ coi kim cương như một thứ xa xỉ. Thế nên chúng chỉ phù hợp với những đại gia, người giàu có. Do đó, Ayer ông cần phải tiếp thị khách theo một cách khác.

Bài toán được đặt ra là làm sao khách hàng đi mua kim cương trong tình hình kinh tế khó khăn?

Ayer đã tìm cách gắn kim cương đi cùng cảm xúc con người. Cái gì vừa gắn với cảm xúc, có giá trị xã hội, lại tồn tại vĩnh cửu. Chỉ có thể là tình yêu và hôn nhân.


Hình 3: Kim cương được Ayer gắn với tình yêu và hôn nhân

Truyền thống trao nhẫn đính hôn từ thời Trung Cổ đã được Ayer nghĩ đến. Lúc bấy giờ, số nhẫn đính hôn gắn kim cương chỉ chiếm khoảng 10%. Sau chiến lược không ngoan, Ayer đã dậy sóng truyền thông và dẫn thay đổi suy nghĩ của khách hàng.

Từ một loại đá quý xa xỉ, kim cương đã dần trở thành thứ thể hiện cho tình yêu và tồn tại mãi mãi. Quảng cáo này đã cho nam giới thấy rằng, kích cỡ viên kim cương càng lớn thì càng chứng tỏ tình yêu với người sợ sắp cưới của mình.

Chiến dịch: A Diamond is forever

Khi nhắc đến kim cương De Beers, người ta sẽ luôn nhắc đến chiến dịch “A Diamond is forever” . Đây đã trở thành khẩu hiệu chính thức của De Beers sau này.

Đầu tiên, họ sẽ đưa viên kim cương De Beers đi đến khắp mọi nơi trên thế giới. Các ngôi sao Hollywood đã được trả một cát-sê khổng lồ bằng việc diễn một vở kịch cặp tình nhân và vợ chồng sắp cưới cùng cùng chiếc nhẫn kim cương De Beers làm quà. Báo chí sẽ dùng ngòi bút của mình để đưa câu chuyện này đến với công chúng. 


Hình 4: Chiến dịch “A Diamond is forever” chỉ là một vở kịch giúp khách hàng nghĩ rằng kim cương gắn liền với tình yêu và chúng tồn tại mãi mãi

Sau đó, De Beers sẽ tiến hành quảng cáo trên truyền hình. Các câu chuyện chỉ xoay quanh những người tặng và được tặng. Kim cương De Beers sẽ khiến họ hạnh phúc và ngập tràng trong ái tình.

Và trong 4 năm, kể từ 1938 đến 1941 doanh số kim cương tại Hoa Kỳ đã tăng 55%

Đây chính là một vở kịch “bốc phét” hoàn hảo nhất lịch sử. Trên thực thế thị kim cương De Beers không bao giờ tồn tại mãi mãi, dù cho độ cứng cao nhất. Vì qua quá trình sử dụng chúng cũng dễ bị vỡ, phai màu… như các loại đá khác.

Kim cương máu của De Beers

Đế chế kim cương De Beers cũng liên quan đến vấn nạn “kim cương máu”. Các công nhân ở hầm mỏ buộc phải sống trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Công nhân phải làm việc ít nhất 60 giờ một tuần và phải ngủ ngoài trời bất kể mưa gió. 


Hình 5: Kim cương máu” cũng liên quan đến tập đoàn De Beers

Cứ sau 10 tiếng làm việc mỗi người chỉ được một mẩu bánh mì và bình trà lạnh. Nếu không tìm thấy kim cương, họ có thể không được bất kỳ chi phí nào. Rất nhiều người chết vì bệnh tật, đói nghèo. Bên đánh đó là sự đánh đập dã man.

So với việc De Beers đã làm và những hành động phiến quân tại các đất nước Châu Phi. Thì tập đoàn này bóc lột, tra tấn còn phần nghiêm trọng và dai dẳng hơn.

Sau những câu chuyện thú vị đến từ đế chế kim cương De Beers, đã giúp bạn hiểu hơn về thị trường kim cương. Và cách kim cương trở thành biểu tượng vĩnh cửu và tình yêu bất diệt.

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments: