Quy trình Kimberley có thực sự kiểm soát được kim cương máu?

Trước sự thất vọng về vấn nạn kim cương máu đang ngày trở nên tinh vi và che mắt người tiêu dùng, Các hiệp hội quốc tế giữa các quốc gia đã đưa ra quy trình Kimberley với mục đích chứng minh chất lượng kim cương thô bán ra thị trường.

Quy trình Kimberley là gì?

Quy trình Kimberley là sự hợp tác quốc tế giữa nhiều quốc gia, tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp kim cương. Mục đích của hiệp định này là chứng nhận chất lượng kim cương bán ra thị trường có nguồn gốc sạch sẽ. Chúng không xuất phát từ những vùng có xung đột và váy máu của những người châu Phi.



Hình 1: Quy trình Kimberley ra đời với mục đích chứng nhận kim cương bán ra thị trường với nguồn gốc sạch sẽ

Chương trình chứng nhận quy trình Kimberley có hiệu lực vào năm 2003 bởi một quyết định Liên Hợp Quốc.

Hiện nay, quy trình Kimberley có 54 người tham gia đại diện cho 81 quốc gia. Chịu trách nhiệm sản xuất tới 99,8% kim cương thô trên thế giới. Chúng thường được luân phiên chủ trì bởi một số các quốc gia thanh viên như Ấn Độ, Canada, Nam Phi, Nga, Botswana, Liên minh châu Âu, Cộng hòa Dân chủ Congo, Hoa Kỳ, Cộng hòa Trung Quốc và Angola.

Yêu cầu khi tham gia quy trình Kimberley



Hình 2: Khi tham gia vào quy trình này các quốc gia cần phải tuần các yêu cầu sau

Để trở thành quốc gia thành viên các nước cần phải thực hiện những yêu cầu sau:

Cần phải thiết lập luật pháp và các cơ quan chuyên trách để giảm sát. Với mục đích điều chỉnh hoạt động khai thác và xuất khẩu kim cương tự nhiên.

Cam kết cung cấp minh bạch về các dữ liệu thống kê. Chỉ rõ về nguồn gốc và đích đến của mỗi lô hàng kim cương

Chỉ giao dịch kim loại quý với các quốc gia thành viên

Mỗi lô hàng kim cương đều phải chứng minh được không phải kim cương máu

“Một câu chuyện trang bìa hoàn hảo” cho kim cương máu

Sau 17 năm áp, quy trình Kimberley đã tác động đến thị trường kim cương thế giới. Chúng lại hoạt động như cuốn hộ chiếu cho lô hàng kim cương “đạo đức” lưu hành qua mọi quốc gia.

Đồng thời, giúp người tiêu dùng nâng cao kiến thức khi mua kim cương và hiểu rõ hơn mối quan hệ của kim loại quý hiếm đã hỗ trợ như thế nào cho chiến trang,xung đột.

Tuy nhiên, quy trình này cũng có nhiều hạn chế khiến chúng bị lợi dụng

Hạn chế thứ nhất: Không giải quyết được các vấn đề lớn hơn xung quanh quyền lợi công nhân

Các điều khoản trong quy trình Kimberley chỉ tập trung vào kiểm định khai thác viên kim cương thô và tránh phân phối kim cương máu. Chúng không giải quyết được các vấn đề xung quanh việc quyền lợi của công nhân.

Đó là sức khỏe của công nhân khi làm việc trong điều kiện không an toàn, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho phát triển dịch bệnh. Ngoài ra, lao động khai thác kim cương còn chịu sự tra tấn, đánh đập và lạm dụng tình dục. Chưa kể, họ chỉ có được một mức thu nhập cực kỳ thấp đủ để nuôi sống bản thân. Thậm chí là không được trả lương nếu không tìm được một carat nào.


Hình 3: Quy trình này chưa giải quyết vấn đề nhân quyền cho công nhân

Đặc biệt, khi không tìm thấy được đàn ông. Chúng thẳng tay bắt cóc những đứa trẻ về làm công cụ tìm kiếm kim cương.

Bên cạnh đó, quy định này cũng không quan tâm đến việc các dân cư bị đuổi nhà, quê hương tổ tiên để mở đường cho hoạt động khai thác.

Hạn chế thứ hai: Con đường mòn “rửa kim cương”

Quy trình Kimberley không áp dụng cho từng viên đá mà chỉ cho một lô kim cương thô. Sau đó được cắt và vận chuyển trên toàn thế giới mà không có bất cứ một hệ thống theo dõi nào. Đây chính là một con đường mòn giúp kim cương “rửa kim cương”.

Trước tiên để đến với tay người tiêu dùng, loại đá quý này cần phải trải qua quy trình cắt mài và đánh bóng. Trên thế giới có 30 quốc gia phát triển nên công nghiệp gia công kim cương. Trong đó thành phố Surat của ấn là nơi đánh bóng 90% sản lượng kim cương và có một mạng lưới bí mật. Các tổ chức bất hợp pháp ở đây sẽ trộn lẫn kim cương máu và kim cương sạch một cách tinh vi.


Hình 4: Việc chỉ kiểm soát lô kim cương thô chính là con đường mòn rửa kim cương

Trái ngược báo cáo lạ quan của Kimberley về việc đạt được đến 99% kim cương được kiểm soát, Thực tế, có thể ước tính có khoảng 25% kim cương máu đang lưu hành trên thị trường mà không bị phát hiện

Nhìn chung chúng ta có thể thấy được, quy trình Kimberley thực chất chưa giải quyết và kiểm soát được các vấn nạn kim cương máu gây ra trên các vùng đất tranh chấp. Chúng vẫn tìm được những con đường tuồn ra thị trường một cách tinh vi. Đòi hỏi người tiêu dùng luôn cập nhập đủ kiến thức để tránh tiếp tay cho các cuộc nổi chiến.

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments: