Mua kim cương bao nhiêu ly mới có giấy kiểm định?

Kim cương không chỉ là trang sức đắt đỏ mà còn là một loại tài sản đáng giá. Vì vậy, trong các giao dịch mua bán kim cương cần phải có giấy tờ, hồ sơ rõ ràng. Nhưng, bạn có biết giấy kiểm định kim cương là gì và mua kim cương bao nhiêu ly mới có giấy kiểm định không?

Giấy kiểm định kim cương là gì?

Giấy kiểm định được xem như giấy khai sinh của mỗi viên kim cương. Được đính kèm trong các giao dịch, trao đổi. Có tác dụng chứng nhận và đảm bảo đó là viên đá đạt chuẩn, có nguồn gốc hợp pháp. 
Nhờ vào các thông số trên giấy kiểm định, có thể định giá kim cương chính xác hơn. 

Hình 1: Giấy kiểm định kim cương là gì
Giấy chứng nhận kiểm định là một trong những yếu tố quan trọng nhất để mua bán và sở hữu kim cương. Lý do vì ngay cả những người có nhiều kinh nghiệm cũng khó phân biệt được kim cương thật giả bằng mắt thường. Nếu không cẩn thận, khách hàng sẽ mua phải kim cương giả, kim cương kém chất lượng.
Hình 2: Có nhiều khuyết điểm của kim cương không thể nhận thấy bằng mắt thường
Đặc biệt là kim cương có những yếu tố quyết định đến giá trị mà chỉ có thể kiểm tra kỹ mới nhận ra được. Đó chính là độ hoàn thiện, vết cắt, đặc biệt là màu sắc và các tạp chất li ti bên trong.
Ngoài ra, nhiều người thắc mắc mua kim cương bao nhiêu ly thì có giấy kiểm định vì không phải kim cương nào cũng được giám định. Nhất là những viên đá tấm kích thước nhỏ, giá trị thấp, nếu giảm định sẽ rất tốn công và mất phí đáng kể.

Giấy kiểm định kim cương bao gồm những thông số nào?

Hiện nay, có rất nhiều giấy kiểm định kim cương trên thị trường do các tổ chức giám định quốc tế và nội địa thực hiện. Mỗi loại giấy giám định khác nhau sẽ có vài điểm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số thông tin thống nhất trong các loại giấy kiểm định.

Hình 3: Giấy kiểm định kim cương của GIA

Các thông số có thể tra cứu trên giấy kiểm định


  • Mã số báo cáo GIA / GRA / GIV: Đây là mã số nhận dạng của một viên kim cương. Mỗi viên kim cương đều có một mã duy nhất. Mã này còn được khắc lên kim cương giúp bạn dễ dàng tra cứu thông tin khi cần.
  • Hình dạng và kiểu cắt: Đây là thông số về hình dạng cũng như giác cắt của viên kim cương như hình tròn, hình vuông, hình bầu dục, hình quả lê...
  • Số đo: Đây là thông số về kích thước của viên kim cương được tính theo công thức: đường kính nhỏ x đường kính lớn x chiều sâu tính bằng milimet.
  • Carat Weight: trọng lượng của viên kim cương tính bằng carat.
  • Cấp màu: Đây là một thông số của màu sắc, còn được gọi là nước kim cương ... sử dụng thang đo đó là giá trị từ nước D đến nước Z.
  • Độ trong suốt: Đây là thước đo độ tinh khiết của kim cương bằng cách sử dụng thang giá trị IF, VVS1, SI 1-7.
  • Lớp cắt: Đây là thông số kỹ thuật về độ hoàn thiện của thành phẩm
  • Độ bóng: Đây là thông số hoàn thiện bao gồm độ bóng, độ đối xứng, ...
  • Huỳnh quang: Đây là một thông số về sự phát quang. Thể hiện cách một viên kim cương phản ứng dưới các loại ánh sáng, tán xạ, v.v.
  • Nhận xét: Các đánh giá khác về sản phẩm, cụ thể hoặc đại diện của sản phẩm
  • Đặc điểm rõ ràng: Đây là dấu hiệu nhận biết của viên kim cương.
  • Tỷ lệ: Đây là thông số về tỷ lệ cắt hoặc chất lượng của vết cắt.
  • Tính năng bảo mật: Thông tin bí mật về kim cương được ghi lại tại một tổ chức giám định.

Kim cương bao nhiêu ly mới có giấy kiểm định?

Hiện nay, kim cương có thể được kiểm định tại các cơ quan giám định trong nước và quốc tế. Kích thước tối thiểu để kiểm tra là 2,5 - 2,99 mm tức 2.5 đến 2.99 ly. Kim cương có kích thước càng lớn thì giá kiểm định sẽ càng cao hơn. Mức giá giao động từ 60.000 đến hơn 12 triệu đồng. Quá trình kiểm tra kim cương diễn ra khá nhanh, thường trong 48 giờ sau khi thực hiện.

Hình 4: Kim cương từ 2.5 ly trở lên mới có giấy kiểm định
Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết được kim cương bao nhiêu ly mới có giấy kiểm định và tầm quan trọng của việc giám định kim cương. Khi mua trang sức kim cương bạn hãy yêu cầu giấy tờ rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho mình. 

Nếu có thắc mắc về kim cương và trang sức kim cương, bạn hãy liên hệ với Jemmia để tìm hiểu thêm nhé!

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments: