Đá moissanite vẫn chưa thịnh trong trang sức phong thủy

Moissanite là một loại đá quý cực kỳ phổ biến trong ngành kim hoàn để làm trang sức hiện nay. Tuy nhiên nếu xét về phong thuỷ thì loại đá quý này vẫn chưa thịnh và không thịnh hành. Tại sao nó là đá quý nhưng lại không được ưa chuộng trong phong thuỷ bạn đã biết? Nếu bạn cũng có thắc mắc trên hãy cùng tìm hiểu thêm cùng chúng tôi trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu đá moissanite là gì?

Đây là một loại đá quý có công thức hoá học là SiC hay chính là là khoáng vật Carborundum hoặc Silicon Carbide. Đây cũng là một loại đá vô cùng quý và hiếm hiện nay. Đồng thời nó được mệnh danh là “kẻ mạo danh” kim cương vì có vẻ ngoài giống hệt.

Sự phát hiện ra đá moissanite

Loại đá quý này được phát hiện và khám phá ra lần đầu tiên bởi một nhà hoá học Pháp tên là Henry Moissan. Năm 1893 ông đã nhặt được một mảnh thiên thạch chứa “kim cương” trong đó. Tuy nhiên sau nhiều lần kiểm tra lại ông mới phát hiện ra đây không phải là kim cương.


Hình 1: Đá quý giống với kim cương được tìm thấy vào năm 1893

Sự nhầm lẫn này cũng có thể gây nuối tiếc nhưng lại giúp chúng ta biết thêm được một loại đá quý tuyệt đẹp. Sau đó người ta đặt tên đá quý dựa theo tên của Moissan để ghi nhớ công của ông. Ngày nay loại đá quý mạo danh kim cương này thực sự phổ biến trong trang sức.

Đá Moissanite có đặc điểm gì?

Như đã nói nó có thể mạo danh được kim cương thì tất nhiên nó phải có “cái gì đó” giống với kim cương. Nhiều người cho rằng nó là loại đá có thể thay thế hoàn hảo cho kim cương. Điều này quả thực không sai khi nhìn vẻ bề ngoài giữa kẻ mạo danh này và kim cương thật.

Moissanite có một vẻ đẹp rực rỡ, long lanh và tỏa sáng không khác kim cương là bao. Nó cũng được cắt theo tiêu chuẩn cắt của kim cương nên nhìn y hệt kim cương. Hơn nữa các tính chất vật lý cũng rất vượt trội, điển hình là độ tán sắc ánh sáng.


Hình 2: Vẻ ngoài hoàn hảo như kim cương với vẻ đẹp rực rỡ

Với mức chiết suất cao đến 2,67 và là chiết suất kép, còn kim cương chỉ có chiết suất đơn 2,147. Độ cứng của loại đá quý này là 9,5/10 gần bằng với kim cương là 10 điểm (thang điểm Moh). Hơn nữa độ chịu nhiệt trong không khí của kim cương cũng thua nó.

Trang sức moissanite vẫn chưa thịnh trong phong thủy vì sao?

Đa phần đá quý có 2 tác dụng là làm đá phong thuỷ hoặc đá trang sức kết hợp được với phong thuỷ. Điển hình trong số trang sức vừa đẹp vừa làm phong thuỷ tốt đó là kim cương, ruby, sapphire, ngọc lục bảo… Vậy còn đá quý do Henry Moissan khám phá ra thì sao?

Những yếu tố giúp trang sức đá quý được ưa chuộng trong phong thuỷ

Để biết Moissanite có thuộc hàng đá quý để làm trang sức phong thuỷ hay không. Bạn cần phải nắm được các tiêu chí mà loại đá quý được dùng làm trang sức phong thuỷ là gì? Đó là:

Đá có màu đậm, trong suốt đẹp mắt.

Độ cứng độ bền cao,ít trầy xước, ít bị mài mòn và ít ăn mòn.

Độ phản chiếu ánh sáng tốt.


Hình 3: Kẻ mạo danh kim cương phổ biến để làm đẹp thay vì phong thuỷ

Hiếm và giá trị cao.

Đá trải qua quá trình hình thành trong tự nhiên hàng trăm hàng triệu năm. Hấp thu tinh hoa và năng lượng trời đất từ đó tạo ra nguồn năng lượng dương và tích cực cho người đeo.

Lý do khiến Moissanite không thịnh trong phong thuỷ

Như vậy xét theo tất cả các tiêu chí trên thì loại đá quý do Moissan tìm ra đáp ứng được gần hết. Tuy nhiên nếu xét về sự hình thành nó lại có một bất cập, đó là nó cực kỳ hiếm. Trong tự nhiên chỉ có thể tìm thấy ở thiên thạch rơi xuống trái đất hoặc tại mỏ kim cương dạng khoáng vật kimberlite mà thôi.

Sau khi khám phá ra công thức hoá học, Moissanite được sản xuất nhân tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhưng đa số khách hàng chọn trang sức từ đá quý này vì vẻ đẹp của nó thay vì làm vật phẩm phong thuỷ. Vì người ta không chắc chắn được rằng đó có phải là đá tự nhiên hay không.

Tuy nhiên có một sự thật không thể phủ nhận là dù nó không thịnh trong phong thuỷ, nhưng những trang sức làm từ Moissanite vẫn vô cùng hấp dẫn và là khát khao của nhiều người.

Bạn hãy xem thêm:

Trang sức moissanite mua ở đâu uy tín chất lượng
Những mẫu nhẫn moissanite đẹp, tinh tế và sang trọng

0 comments: